Nguyên nhân gây tiêu chảy
Tiêu chảy là một trong những phản ứng của cơ thể khi hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, tình trạng này có thể xảy ra do các tác nhân phổ biến dưới đây.2
Vi-rút & Vi khuẩn
Khi các sinh vật truyền nhiễm xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tàn phá các cơ quan bên trong của chúng ta, đặc biệt là đường ruột.3
Thuốc & Thuốc kháng sinh
Thuốc tiêu diệt một số vi khuẩn và có thể khiến những vi khuẩn khác sinh sôi. Từ đó gây ra sự mất cân bằng, dẫn đến tiêu chảy như là một tác dụng phụ của thuốc.4
Du lịch & Chế độ ăn
Hoạt động đi du lịch thường khiến chúng ta căng thẳng và thay đổi chế độ ăn uống. Vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn lạ, nước và các bề mặt tiếp xúc.
Cách nhận biết Bệnh tiêu chảy
Điều gì sẽ xảy ra trong một đợt tiêu chảy khó chịu? Bạn có thể bắt gặp các triệu chứng dưới đây.
Đi ngoài phân lỏng
Thường xuyên đi ngoài phân loãng và khẩn cấp là dấu hiệu chắc chắn rằng một người đang bị tiêu chảy.
Đau bụng
Khó chịu ở dạ dày có thể xảy ra khi bạn mắc tiêu chảy vì ruột có xu hướng bị đầy hơi hoặc co thắt6.
Sốt & Chóng mặt
Sốt là một triệu chứng phổ biến của bệnh tiêu chảy, đồng thời người bệnh có thể cảm thấy lâng lâng hoặc hơi mê sảng6.
Tiêu chảy: Mẹo & Biện pháp khắc phục
Tiêu chảy có thể khiến thói quen sinh hoạt của bạn bị thay đổi, trì trệ và khiến bạn cảm thấy mất kiểm soát. Dưới đây là ba mẹo giúp đường ruột trở lại cân bằng một cách nhanh chóng!
Uống đủ nước
Tiêu chảy khiến cơ thể bị mất nước nhanh chóng. Trong trường hợp nghiêm trọng, việc uống bù nước là rất cần thiết7
Ăn uống thanh đạm
Thực phẩm nhạt, ít chất xơ có thể đẩy nhanh quá trình làm cứng phân. Một chế độ ăn đơn giản gồm chuối, cơm, táo và bánh mì nướng được khuyên dùng cho người bị tiêu chảy.8
Tránh ăn thức ăn quá nóng/lạnh
Bạn nên dùng các loại thực phẩm và đồ uống ở nhiệt độ phòng. Nhiệt độ quá nóng và quá lạnh có thể gây ra cảm giác buồn nôn, khiến cho tình trạng tiêu chảy trở nên khó chịu hơn.9
Cách phòng ngừa tiêu chảy
Hãy nhớ rằng “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, sau đây là một số biện pháp bạn có thể dễ dàng thực hiện để phòng bệnh tiêu chảy.
Các câu hỏi thường gặp
Cùng tìm hiểu các câu hỏi thường gặp, chắc chắn bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích.
-
Tiêu chảy là hiện tượng đi ngoài phân lỏng nhiều hơn hai lần trong một ngày.14
-
Triệu chứng tiêu chảy có 3 cấp độ. Tiêu chảy cấp tính là phổ biến nhất và kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày. Tiêu chảy dai dẳng kéo dài tối thiểu 14 ngày hoặc lâu hơn. Tiêu chảy ra máu cấp tính, còn được gọi là kiết lỵ, là tình trạng đi ngoài phân lỏng và có máu. Trong trường hợp phân có máu và/hoặc tiêu chảy kéo dài, hãy luôn nhớ hỏi ý kiến bác sĩ hoặc các nhân viên y tế nhé!
-
Nếu bạn đang đi ngoài có phân lỏng bất thường và khẩn cấp, đó có thể là bệnh tiêu chảy. Tiêu chảy có thể kèm theo đau quặn bụng, đầy hơi, buồn nôn hoặc sốt.
-
Tiêu chảy có thể bị gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân, từ việc kém hấp thu các chất dinh dưỡng cho đến sử dụng các loại thuốc mạnh. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tiêu chảy là nhiễm trùng, cũng như thiếu hụt lợi khuẩn đường ruột.
Vì sao tái cân bằng hệ vi sinh có thể giúp giải quyết các vấn đề đường ruột của bạn?
Bacillus Clausii là một loại lợi khuẩn dưới dạng bào tử giúp cân bằng hệ khuẩn ruột, có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả rối loạn tiêu hóa
Luôn cập nhật thông tin
Hãy tìm hiểu các tác nhân phổ biến khác nhau góp phần gây ra triệu chứng rối loạn đường ruột như thế nào và làm thế nào một loại lợi khuẩn có thể trở thành đồng minh mà bạn chưa từng biết mình cần!
- What to know about leaky gut syndrome; MedicalNewsToday, August 2019 [quoated June 2021] https://www.medicalnewstoday.com/articles/326117#what-is-it
- What’s an Unhealthy Gut? How Gut Health Affects You; Healthline, August 2020 [quoated June 2021]
- Gut bacteria: The surprising impact of viruses; Medical News Today, 2019 June [quoated June 2021]
- What to know about antibiotics; Medical News Today, January 2019 [quoated June 2021] https://www.medicalnewstoday.com/articles/10278
- Traveler's diarrhea, NCBI, May 2016 [quoated June 2021] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK373093/
- Diarrhea; Mayo Clinic, [quoated June 2021] https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diarrhea/symptoms-causes/syc-20352241
- Watery diarrhea: Treatments, remedies, and prevention; Medical News Today, July 2020 [quoated June 2021] https://www.medicalnewstoday.com/articles/watery-diarrhea
- Low Fiber Diet for Diarrhea; Oncolink, June 2020 [quoated June 2021] https://www.oncolink.org/support/nutrition-and-cancer/during-and-after-treatment/low-fiber-diet-for-diarrhea
- What to Eat When You Have Diarrhea; Verywell Health, May 2020 [quoated June 2021] https://www.verywellhealth.com/what-to-eat-for-diarrhea-1944822
- Taking probiotics with antibiotics; Probiotics learnling lab, April 2020, [quoated June 2021] https://www.optibacprobiotics.com/uk/learning-lab/in-depth/general-health/probiotics-with-antibiotics
- Should You Take Probiotics Whilst Travelling?; News Medical, March 2020 [quoated June 2021] https://www.news-medical.net/health/Should-You-Take-Probiotics-Whilst-Travelling.aspx
- 5 Common Ways Germs are Spread; Deparment of Health, [quoated June 2021] https://www.health.state.mn.us/people/handhygiene/why/5ways.html
- Diarrhea Symptoms: When Is It Something More Serious?; WebMD, July 2019 [quoated June 2021] https://www.webmd.com/digestive-disorders/diarrhea-symptoms
- Diarrhea; Cleveland Clinic, [quoated June 2021] https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4108-diarrhea
- Diarrhea Symptoms: When Is It Something More Serious?; WebMD, July 2019 [quoated June 2021] https://www.webmd.com/digestive-disorders/diarrhea-symptoms
- Symptoms & Causes of Diarrhea, NIH, November 2016 [quoated June 2021] https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/diarrhea/symptoms-causes
- Healthy Eating Pyramid; Harvard T.H. CHAN, [quoated June 2021] https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/healthy-eating-pyramid/
- When should you see a specialist?; UChicagoMedicine. Chicago: The University of Chicago Medicine; 2020 [quoted June 2021] https://www.uchicagomedicine.org/forefront/gastrointestinal-articles/stress-and-stomach-pain-when-should-you-see-a-specialist