Dinh dưỡng không phù hợp thường dẫn đến rối loạn đường ruột
Đọc trong 4 phút
Việc ăn uống lành mạnh và hạn chế tối đa việc tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất béo & đồ uống có đường là vô cùng cần thiết. “Thường xuyên thay đổi các lựa chọn thực phẩm” là nguyên tắc để tạo nên một chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý.
Thiếu dinh dưỡng, hoặc chế độ ăn uống không cân bằng, thường bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm lựa chọn thực phẩm không lành mạnh, tiêu thụ quá nhiều đồ ăn vặt, và sự lan truyền các thông tin sai lệch liên quan đến chế độ ăn uống. Tất cả các yếu tố này tạo ra một lối sống lười vận động do cơ thể có mức năng lượng thấp.
Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng không có thực phẩm nào mặc định là “tốt” hay “xấu”: nguyên tắc để tạo nên một chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý (chẳng hạn do bạn được chẩn đoán mắc chứng dị ứng hoặc không dung nạp) hoặc do một chế độ dinh dưỡng quá đơn điệu. Chế độ ăn kiểu này có thể gây ra tình trạng thiếu nhiều dưỡng chất, đặc biệt là khoáng chất và vitamin, ngay cả khi cơ thể nạp đủ năng lượng. Vì vậy, việc kết hợp các loại thực phẩm khác nhau một cách khoa học giúp tránh được việc thừa và thiếu hụt năng lượng cũng như chất dinh dưỡng.1 2
Hãy cùng tìm hiểu các triệu chứng gây ra bởi một chế độ ăn uống không lành mạnh
Thay đổi ở đường ruột
Việc thiếu chất dinh dưỡng hàng ngày sẽ dần ảnh hưởng đến đường ruột của bạn, thường dẫn đến các rối loạn lâu dài như chứng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa và thiếu vitamin.4
Thiếu lợi khuẩn
Thực phẩm lành mạnh cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để lợi khuẩn phát triển. Hệ vi sinh đường ruột của bạn là một trong những khu vực đầu tiên bị ảnh hưởng khi thiếu hụt chất dinh dưỡng, dẫn đến các vấn đề như tiêu chảy, đau co thắt và đầy hơi.
Tâm trạng thất thường
Một chế độ ăn uống nghèo nàn sẽ ảnh hưởng đến khả năng điều tiết insulin của cơ thể, cũng như làm tăng tình trạng viêm nhiễm trong não. Hậu quả là tâm trạng trở nên tồi tệ hơn, và làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn khác, chẳng hạn như trầm cảm.6
Đây là hai điểm quan trọng cần ghi nhớ
Thực phẩm gián tiếp đóng một vai trò quan trọng để cơ thể hoạt động trơn tru7
Nó giúp chúng ta duy trì thân nhiệt ổn định và đủ năng lượng để thực hiện các hoạt động hàng ngày (kể cả khi ngủ). Các chức năng này được thực hiện bởi bởi chất béo, đường và protein.7
Thực phẩm giúp chúng ta phục hồi các mô bị tổn thương, cũng như tạo nên các mô mới (ví dụ như trong quá trình tăng trưởng và mang thai). Các chức năng này chủ yếu được thực hiện bởi protein.8
Thực phẩm giúp tăng khả năng đề kháng để chống lại sự tấn công từ các tác nhân bên ngoài và bên trong (chẳng hạn như nhiễm trùng). Chức năng bảo vệ này chủ yếu được thực hiện bởi protein, vitamin và khoáng chất9.
Dinh dưỡng không hợp lý là tình trạng phổ biến
trong giới trẻ
Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết ngày càng phổ biến ở giới trẻ. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, bao gồm:
Có chế độ ăn không hợp lý từ thời thơ ấu
Tính cách nổi loạn khi dậy thì dẫn đến ưu tiên lựa chọn thực phẩm không lành mạnh12
Tâm sinh lý thay đổi, mà trong đó dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt, nhất là ở trẻ em gái
Thói quen ăn uống không lành mạnh, ví dụ như bỏ bữa để gặp gỡ bạn bè
Sử dụng tháp dinh dưỡng để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa14
Tháp dinh dưỡng là một công cụ hữu ích giúp chúng ta lựa chọn thực đơn tốt hơn. Đây là nền tảng để xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh. Tháp thực phẩm cũng là một phương tiện truyền thông hiệu quả về vai trò, chất lượng và số lượng thực phẩm nên ăn để ta có sức khỏe và chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Đây là những gì bạn cần biết:
- Practice portion control; healthline, March 2020 [quoated June 2021] https://www.healthline.com/nutrition/ways-to-prevent-stress-eating-when-youre-stuck-at-home#10.-Practice-portion-control
- Lifestyle and Managing Stress; Eat Right, April 2020 [quoated June 2021] https://www.eatright.org/health/wellness/preventing-illness/lifestyle-and-managing-stress
- How Poor Nutrition Contributes to Fatigue; OPM, [quoated June 2021] https://www.optimalperformancemedicine.com/blog/how-poor-nutrition-contributes-to-fatigue
- The Impact of Diet and Lifestyle on Gut Microbiota and Human Health; pmc, December 2014 [quoated June 2021] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4303825/
- The effects of micronutrient deficiencies on bacterial species from the human gut microbiota; PMC, November 2017 [quoated June 2021] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5524138/
- Brain foods: the effects of nutrients on brain function; PMC, January 2010 [quoated June 2021] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2805706/
- 1.1: Introduction to Nutrition; Medicine LibreTexts, April 2019 [quoated June 2021] https://med.libretexts.org/Courses/Dominican_University/DU_Bio_1550%3A_Nutrition_(LoPresto)/1%3A_Basic_Concepts_in_Nutrition/1.1%3A_Introduction_to_Nutrition
- High-Protein Foods for Wound Healing; University of Michigan Health, December 2020 [quoated June 2021] https://www.uofmhealth.org/health-library/abs1199
- A Review of Micronutrients and the Immune System–Working in Harmony to Reduce the Risk of Infection; PMC, January 2020 [quoated June 2021] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7019735/
- Mindfulness Helps Us Digest--and Enjoy Our Food; University of Minesota, [quoated June 2021] https://www.takingcharge.csh.umn.edu/mindfulness-helps-us-digest-and-enjoy-our-food
- Poor diets damaging children’s health worldwide, warns UNICEF, UNICEF, October 2019 [quoated June 2021] https://www.unicef.org/press-releases/poor-diets-damaging-childrens-health-worldwide-warns-unicef
- Teens, junk food, and brain health: ‘Adolescence represents a key period of brain development’;Foodnavigator-usa.com, March 2020 [quoated June 2021] https://www.foodnavigator-usa.com/Article/2020/03/11/Teens-junk-food-and-brain-health-Adolescence-represents-a-key-period-of-brain-development#
- Meal Skipping; Science Direct, 2016 [quoated June 2021] https://www.sciencedirect.com/topics/nursing-and-health-professions/meal-skipping
- Food Pyramids, Plates and Guides: Building a Balanced Diet; EUFIC, January 2020 [quoated June 2021] https://www.eufic.org/en/healthy-living/article/food-pyramids-plates-and-guides-building-a-balanced-diet
- Updating the Mediterranean Diet Pyramid towards Sustainability: Focus on Environmental Concerns; PMC, November 2020 [quoated June 2021] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7728084/
- Food Pyramid; Science Jrank, [quoated June 2021] https://science.jrank.org/pages/2816/Food-Pyramid.html
- The Interplay Between Fiber and the Intestinal Microbiome in the Inflammatory Response ; Oxford Academic, January 2013 [quoated June 2021] https://academic.oup.com/advances/article/4/1/16/4591560