Bạn đang làm gì để bảo vệ đường ruột của mình khỏi tác dụng phụ của thuốc kháng sinh?
Đọc trong 4 phút
Thuốc kháng sinh là một phần rất cần thiết trong cuộc sống khi môi trường sống của con người luôn có cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Khi hại khuẩn xâm nhập vào cơ thể, thuốc kháng sinh sẽ có nhiệm vụ chống lại chúng. Trong quá trình này, kháng sinh có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của hệ miễn dịch đường ruột, khả năng chống nhiễm trùng và hoạt động của quá trình trao đổi chất (tổng hợp chất dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thụ và nhu động ruột) 1 2.
Đau bụng và khó tiêu là một trong những triệu chứng thường gặp nhất sau khi dùng kháng sinh. Những vấn đề này có thể bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, đau quặn bụng và đầy hơi, một số trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến rối loạn hệ khuẩn ruột.
Nguồn cơn của những triệu chứng phiền toái này có thể là do sự thay đổi của hệ vi sinh đường ruột, khi số lượng lợi khuẩn suy giảm so với lượng hại khuẩnhệ vi sinh này có thể bị suy giảm do tác dụng bảo vệ của các vi khuẩn cộng sinh có lợi cho các vi khuẩn gây bệnh. Men vi sinh là đồng minh tốt nhấtbạn đồng hành đáng tin cậy để duy trì sự cân bằng trong vấn đề nàycân bằng của hệ vi sinh đường ruột. Phòng bệnh sẽ tốt hơn chữa bệnh, đặc biệt khi những tác nhân này khiến chúng ta có nguy cơ mắc phải các triệu chứng rối loạn tiêu hoá nghiêm trọng.
Cùng tìm hiểu một số triệu chứng phổ biến do dùng kháng sinh
Tiêu chảy hoặc táo bón
Khi sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột của bạn bị phá vỡ bởi thuốc kháng sinh, thì các triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón rất dễ xảy ra. Cả hai tình trạng này đều có thể gây đau đớn, mặc dù có thể điều trị dễ dàng5 6.
Đau co thắt và đầy hơi
Hai triệu chứng khác của việc mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột là đau bụng và viêm ruột. Bạn có thể phòng tránh các triệu chứng trên bằng cách tuân thủ liều lượng và hướng dẫn sử dụng nghiêm ngặt khi dùng thuốc kháng sinh7.
Buồn nôn
Khi lợi khuẩn trong hệ vi sinh bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh, không có gì lạ khi bạn cảm thấy buồn nôn như một tác dụng phụ. Hiện tượng buồn nôn có thể đi kèm với một hoặc nhiều triệu chứng đã nói ở trên8.
Hãy tìm hiểu những thực phẩm gì nên và không nên ăn khi đang điều trị bằng kháng sinh
Thực phẩm nên bổ sung
Trong quá trình điều trị bằng kháng sinh, bạn nên tuân theo chế độ ăn giàu chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa, đặc biệt là Vitamin C có trong trái cây và rau quả. Nên chọn một loại men vi sinh đã được chứng minh là có khả năng kháng kháng sinh. Đây là tất cả những gì bạn cần biết:9
Chất xơ
Cơm là một loại thức ăn dễ tiêu hóa, cơm cũng chứa tinh bột giúp bổ sung năng lượng và được tiêu hóa mà không gây gánh nặng cho dạ dày, đồng thời tạo cảm giác tương tự như chất xơ. Trong ruột, cơm cũng giúp phòng ngừa tình trạng kiết lỵ do dùng kháng sinh. Sữa chua (nên tách kem) chứa nhiều enzyme giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Đây cũng là một thực phẩm chứa men vi sinh, giàu lợi khuẩn giúp khôi phục hệ vi sinh10.
Các loại vitamins
Khoai tây, cà rốt, thì là và cây bách bệnh (hấp chín) có tác dụng giữ lại các vitamin và khoáng chất có ích để chống lại sự mệt mỏi gây ra do thuốc11.
Chất chống oxy hóa
Măng tây và trà xanh rất giàu Vitamin K. Chuối hoạt động hiệu quả trong việc kháng axit dạ dày và hỗ trợ hấp thu chất lỏng trong ruột, giúp kiểm soát khi kháng sinh gây ra các đợt tiêu chảy cấp. Ngoài ra, chuối còn là một loại thực phẩm chức năng tự nhiên: rất giàu kali, cũng như các vitamin và khoáng chất khác12 13 14.
Nên hạn chế ăn gì
Trong nhiều trường hợp, có thể có sự tương tác không mong muốn giữa thuốc kháng sinh và một số loại thực phẩm. Để tránh viêm dạ dày, axit và kiết lỵ, nên tránh những thực phẩm có thể gây kích ứng thành dạ dày và ruột. Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm nên tránh:
Các sản phẩm từ sữa, bao gồm tất cả các loại phô mai. Sữa lên men trong ruột có thể gây ra bệnh kiết lỵ và làm chậm quá trình tiêu hóa. Sữa chua tách kem là một ngoại lệ, vì nó có chứa men vi sinh và có thể giúp ích cho đường ruột15.
Bưởi và nước ép bưởi vì chúng có thể làm tăng sự lưu thông của hoạt chất trong kháng sinh, tương đương với việc tạo ra tác dụng quá liều.15
Nên tránh dùng sô cô la, cà phê, đồ uống có cồn và nước ngọt có ga.16 17
Thực phẩm giàu canxi và sắt, chẳng hạn như các sản phẩm từ sữa, các loại hạt và hải sản.18
- Bacteria: the Good, the Bad, and the Ugly; NCHR, [quoated June 2021] https://www.center4research.org/bacteria-good-bad-ugly/
- Facing a new challenge: the adverse effects of antibiotics on gut microbiota and host immunity ; PMC, May 2019 [quoated June 2021] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6511407/
- Rare and more severe side effects; Medical News Today, August 2018 [quoated June 2021] https://www.medicalnewstoday.com/articles/322850#rare-and-more-severe-side-effects
- Antibiotics alter the gut microbiome and host health; Nature Portfolio, June 2019 [quoated June 2021] https://www.nature.com/articles/d42859-019-00019-x
- Antibiotic-associated diarrhea; Mayo Clinic, May 2019 [quoated June 2021] https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/antibiotic-associated-diarrhea/symptoms-causes/syc-20352231
- Taking Antibiotics? Be Sure to Protect your Digestive System!; PH, [quoated June 2021] https://www.phlabs.com/taking-antibiotics-be-sure-to-protect-your-digestive-system
- Pseudomembranous Colitis; Cleveland Clinic, [quoated June 2021] https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17718-pseudomembranous-colitis
- What should you eat while taking antibiotics?; Medical News Today, July 2018 [quoated June 2021] https://www.medicalnewstoday.com/articles/322374
- What You Should Eat During and After Antibiotics; Healthline, October 2017 [quoated June 2021] https://www.healthline.com/nutrition/what-to-eat-antibiotics
- What to Eat When Taking Antibiotic; Positive Health Wellness, January 2018 [quoated June 2021] https://www.positivehealthwellness.com/diet-nutrition/eat-taking-antibiotic/
- WELCOME TO THE FATIGUE REDUCTION DIET!; Medicine.umich.edu, [quoated June 2021] https://medicine.umich.edu/sites/default/files/content/downloads/Welcome%20to%20the%20Fatigue%20Reduction%20Diet%20Plan.pdf
- Food Sources of Vitamin K; HealthLinkBC, November 2018 [quoated June 2021] https://www.healthlinkbc.ca/healthy-eating/everyone/food-and-nutrition/vitamin-k
- 5 Top Foods to Stave Off Acid Reflux Symptoms; AARP, July 2017 [quoated June 2021] https://www.aarp.org/health/conditions-treatments/info-2017/foods-help-acid-reflux-fd.html
- Bananas 101: Nutrition Facts and Health Benefits; Healthline, May 2019 [quoated June 2021] https://www.healthline.com/nutrition/foods/bananas
- Using medication: Using antibiotics correctly and avoiding resistance;NCBI, November 2008 [quoated June 2021] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK361005/
- What Is Wrong With Drinking Caffeine While Taking Antibiotics?; LiveStrong.com, January 2020 [quoated June 2021] https://www.livestrong.com/article/519894-what-is-wrong-with-drinking-caffeine-while-taking-antibiotics/
- Interactions-Antibiotics; NHS, May 2013 [quoated June 2021] https://www.nhs.uk/conditions/antibiotics/interactions/
- Top 15 Calcium-Rich Foods (Many Are Non-Dairy); Healthline, July 2018 [quoated June 2021] https://www.healthline.com/nutrition/15-calcium-rich-foods
- Guidelines for the Evaluation of Probiotics in; FAO, April 2002 [quoated June 2021] https://www.who.int/foodsafety/fs_management/en/probiotic_guidelines.pdf